Từ năm 2016, GS Nakahara Shiniji của đại học Teikyo-Nhật Bản đã cùng với PGS.TS. Hoàng Bùi Hải, Trưởng Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nghiên cứu về cấp cứu trước viện tại Việt Nam. Đến nay, chúng tôi đã có báo cáo về tình trạng vận chuyển bệnh nhân ngừng tuần hoàn ngoài viện vào bệnh viện (về hồi sinh tim phổi bởi người chứng kiến, phương tiện, tiên lượng…) và tập huấn hồi sinh tim phổi cho nhân viên phòng khám (Ảnh 1).
Từ năm 2019, chúng tôi đã bắt đầu dự án cải thiện hệ thống cấp cứu tại Thanh Hóa và xây dựng mô hình hệ thống cấp cứu trước viện phù hợp với Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam sử dụng một hệ thống tương tự như của Pháp (bác sĩ và điều dưỡng đến tận hiện trường bằng xe cấp cứu), nhưng hiện tại hệ thống chỉ hoạt động ở một số khu vực thành thị. Vì vậy, chúng tôi đang xây dựng kế hoạch giới thiệu một hệ thống tương tự như Thái Lan (thành lập trung tâm chỉ huy, mạng lưới bệnh viện, sử dụng tình nguyện viên) tại Thanh Hóa. Vào tháng 8 năm 2019, chúng tôi đã đến thăm hệ thống cấp cứu tại Khon Kaen, Thái Lan cùng PGS. Hoàng Bùi Hải và Tiến sĩ. Lê Văn Cường, PGĐ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa (Ảnh 2 và 3). Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đánh giá và báo cáo tình hình cải thiện công tác cấp cứu trước viện tại Thanh Hóa. Hệ thống cấp cứu trước viện tại Thanh Hóa sẽ là mô hình lần đầu áp dụng tại Việt Nam.
Ảnh 1: Đào tạo CPR cho nhân viên phòng khám nha khoa
Ảnh 2: Trao đổi với Tình nguyện viên Y tế về các phương pháp điều trị ngừng tim ngoài bệnh viện
tại một ngôi làng ở Khon Kae- Thái lan
Ảnh 3: Ghé thăm phòng cấp cứu của bệnh viện quận
Discussion about this post